Virus RSV Là Gì? Biểu Hiện và Cách Điều Trị

Virus RSV là virus hợp bào hô hấp và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Hiện tại chưa có vắc-xin phòng ngừa virus RSV và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phát hiện bệnh sớm để có kế hoạch điều trị và chăm sóc kịp thời là rất quan trọng.

Virus RSV là gì ?

Virus hợp bào hô hấp RSV (tên tiếng anh: respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Virus có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh. Virus xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi, miệng hoặc mắt . Khi người bệnh: ho, hắt hơi, lau tay vào mũi miệng, virus sẽ theo đó mà lây lan ra môi trường xung quanh. RSV có thể tồn tại ½ giờ hoặc trên tay hoặc tối đa 5 giờ trên các bề mặt cứng như bàn, tay nắm cửa, đồ chơi và thành giường trong nhiều giờ.

anh-virus-rsv-ILZHX.jpg

Đối Tượng có nguy cơ cao nhiễm virus RSV

Hầu hết các trẻ em thường nhiễm virus RSV trước 2 tuổi, đặc biệt là những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sinh non, nhẹ cân hay trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh,… Đây là những trường hợp có sức đề kháng kém, đồng thời cấu hình đường thở của trẻ chưa được hoàn thiện, do vậy, trẻ rất dễ bị các loại virus tấn công, trong đó có virus RSV. 

 Ngoài ra, virus RSV cũng có thể gây lây nhiễm cho người lớn. Một người sau khi bị nhiễm virus RSV có thể sau 2 - 8 ngày mới biểu hiện triệu chứng. Ở người lớn và trẻ khỏe mạnh, các triệu chứng sau nhiễm virus RSV thường nhẹ, giống cảm lạnh thông thường và có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ những biểu hiện khó chịu. Ngoài ra, bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng ở người lớn tuổi, người có bệnh về tim, phổi hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

Các triệu chứng khi trẻ bị lây nhiễm virus RSV

 Giai đoạn khởi phát 

  • Ho
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi

 Giai đoạn toàn phát

  • Bệnh nhân ho nhiều, ho có đờm xanh hoặc vàng, có tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Đau họng nhẹ, đau tai. 
  • Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. 
  • Khó thở: Thở khò khè và chảy nước mũi, thở nhanh đi kèm triệu chứng rút lõm lồng ngực;
  • Thường quấy khóc, không nhanh nhẹn, người mệt mỏi, ngủ không ngon;
  • Bỏ bú hoặc bú kém, ăn kém;
  • Ngưng thở khoảng 15 - 20 giây, thường gặp ở trẻ sinh non và trẻ có tiền sử bệnh ngưng thở;

Lưu ý: Tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng mà những biểu hiện của người bệnh sẽ ở mức khác nhau. 

bieu-hien-cua-virus-rsv-XujDh.jpg

Biện pháp chẩn đoán nhiễm virus RSV

- Đo qua da không gây đau (xung oxy) để kiểm tra mức oxy bão hòa trong máu có bị thấp hơn so với mức bình thường hay không:

  • SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
  • SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
  • SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

- Khi khám, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe phổi, kiểm tra tiếng thở khò khè hay các âm thanh bất thường khá;

- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn, virus hay các vi sinh vật khác;

- Chụp X-quang kiểm tra viêm phổi.

Cách điều trị trẻ bị nhiễm virus RSV gây viêm phổi

Đa số trẻ bị nhiễm RSV và có các biểu hiện viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Xịt hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% và hút dịch ta ngoài.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol 10-15mg/kg cách 4-6 giờ/lần, kết hợp chườm ấm.
  • Trẻ đang bú mẹ vần tiếp tục bú mẹ, trẻ lớn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không cần kiêng khem.
  • Chia nhỏ cữ bú hoặc bữa ăn để giảm tình trạng nôn trớ khi trẻ ho nhiều.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đồng thời, nước sẽ làm loãng đờm cũng như dịch nhầy hô hấp và giảm cơn ho.
  • Cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
  • Tái khám đúng lịch hẹn theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì khỏi thuốc sẽ làm bệnh trở nặng và tăng nguy cơ hen suyễn sau này.
  • Giữ ấm tránh để trẻ bị lạnh.

Lưu ý: Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường cần cho trẻ đi khám lại ngay. Trường hợp trẻ bị thở khò khè, tím tái, sốt cao, co giật ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi thì cần nhập viện điều trị ngay. Những trường hợp bội nhiễm phổi cần phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch hoặc thậm chí là hỗ trợ thở oxy,...

anh-chup-virus-rsv-xzfmO.jpg

Phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus RSV như thế nào?

Đây là loại virus có thể lây lan rất mạnh, nếu không có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, bệnh có thể bùng phát thành dịch. Dưới đây là một số lưu ý giúp ngăn ngừa hiệu quả sự lây nhiễm virus RSV:

  • Nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là khi vừa tiếp xúc với những trường hợp có biểu hiện cảm cúm. 
  • Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng, tập trung đông người, nhất là khi giao mùa đông xuân- thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát. 
  • Thường xuyên làm sạch, vô trùng một số dụng có nguy cơ tồn tại virus từ người bệnh. 
  • Khi cho trẻ ra ngoài cần giữ ấm và đeo khẩu trang cho trẻ. 
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 
  • Cách ly trẻ với người bị bệnh. Hoặc nếu trẻ có biểu hiện khác thường cũng không nên đưa con đi học hoặc đến những nơi công cộng. 
  • Nên tắm nước ấm cho trẻ và tắm trong phòng kín gió. 
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 12 tháng đầu đời để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 
  • Đối với những trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh thì cha mẹ cần chăm sóc con nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có biểu hiện ho, sốt, khó thở, cần đưa con đi khám sớm. 

Virus RSV có thể gây biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

"Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của bên mình"

Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, vui lòng liên hệ với bên mình qua cổng thông tin bên dưới:

LIÊN HỆ NGAY

GỌI  0963002209

HỖ TRỢ & TƯ VẤN 

 

0963 002 209
Call
Gọi ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay