Bài viết này là tổng hợp kiến chuyên môn, chia sẻ bởi bác sĩ Ngô Việt Thắng - Khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viên Quốc tế Vinmec và kiến thức y khoa tổng hợp.
Bệnh trĩ là một căn bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là căn bệnh tế nhị, khó nói lên rất nhiều người bệnh chịu đựng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Bài viết của Healthys.nv dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc hiểu được nguyên nhân, biểu hiện, và cách điều trị bệnh trĩ tại nhà rất đơn giản và hiệu quả.
Bệnh trĩ là tình trạng một hay nhiều tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng bị phồng lớn lên. Ở trạng thái bình thường thì tim sẽ bơm máu theo động mạch đi nuôi các tế bào vùng hậu môn, trực tràng, sau đó sẽ theo các tĩnh mạch trở lại tim. Nhưng do áp lực tác động vào làm cho máu ở vùng tĩnh mạch hâu môn không về hết, máu ở tim lại được bơm xuống làm xảy ra tình trạng dồn ép, lưu thông không đều làm cho tĩnh mạch bị phồng lên. Quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới tĩnh mạch bị mỏng đi, phồng lớn lên và sa xuống, hình thành các búi trĩ.
Dựa vào vị trí xuất hiện của các búi trĩ người ta chia bệnh trĩ làm 3 loại chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên đường lược phía dưới niêm mạc, sâu bên trong ống hậu môn. Ở thời gian đầu lúc mới bị, chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường hay cảm nhận được, vì vị trí của búi trĩ khá sâu và ít có dây thần kinh cảm giác. Theo sự phát triển của búi trĩ, khi chúng lớn hơn chúng ta sẽ cảm nhận được sự đau rát, đặc biệt là xuất hiện tình trang sa búi trĩ.
Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ mọc ở phía dưới đường lược nằm bên rìa hậu môn, do mọc ở rìa hậu môn lên chúng ta có thể nhìn thấy thấy nõ búi trĩ, và cảm giác đau rát, ngứa ngay từ khi mới hình thành búi trĩ. So với trĩ nội thì trĩ ngoại dễ phát hiện hơn, thường gây đau rát và chảy máu nhiều hơn so với trĩ nội.
Trĩ hôn hợp là tình trạng bệnh nhận gặp cả 2 tình trạng, trĩ nội và trĩ ngoại. Trường hợp này bệnh nhân thường xuyên chịụ những cơn đau đơn, ngứa rát ở vùng hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống và tâm lý của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, và sự phát triển của bệnh trĩ. Chúng tôi tổng hợp và chia thành 3 nguyên nhân chính: Do thói quen, do tính chất công việc, Do các nguyên nhân khác.
Bệnh trĩ hình thành do rất nhiều thói quen không tốt, lặp đi lặp lại mà nhiều khi chúng ta không để ý, không biết:
· Ăn uống không khoa học, dùng nhiều chất kích thích và đồ cay nóng gây ra táo bón và tiều chảy mãn tính.
· Ngồi trên bồn cầu quá lâu
· Ít vận động
Các yêu tố trên khiến quá trình đi đại tiện trở lên khó khăn, gập ra áp lực lớn lên vị trí vùng hậu môn và trực tràng, ảnh hiển trực tiếp đến quá trình hình thành búi trĩ.
· Ngồi cả ngày: người làm việc văn phòng, tài xế lái xe, thợ may…
· Đứng một chỗ quá lâu: Công nhân nhà máy, bảo vệ…
· Lao động nặng, bốc vác.
Những đối tượng trên rất bị bệnh trĩ, bởi tính chất công việc của họ thường phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều, ít có thời gian vận động, thay đổi tư thế. Việc đứng ngồi quá lâu khiến cho áp lực của cơ thể dồn lên vùng hậu môn, làm cho việc lưu thông máu ở tĩnh mạch vùng hậu môn khó khăn hơn, lâu ngày tĩnh mạch sẽ bị giãn và hình thành búi trĩ.
· Mạng thai, sinh con: Bà bầu sẽ chịu áp lực rất lớn từ ổ bụng lên vùng hậu môn, khi sinh con áp lực sẽ lớn hơn rất nhiều. Có tới trên 90% bà bầu có dấu hiệu bị bệnh trĩ sau sinh.
· Tuổi tác: Khi có tuổi, các liên kết mô ở vùng hậu môn và trực tràng sẽ tở lên suy yếu, các tĩnh mạch vận chuyển máu cũng trở lên khó khăn hơn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ở người lớn tuổi.
· Giao hợp bằng đường hậu môn: Đây là một trong những yếu tố dẫn tới bệnh trĩ, quá trình giao hợp bằng đường hậu môn khiến áp lực lên thành hậu môn rất lớn và không đồng đều, khiến tĩnh mạch vùng này bị phình to và hình thành bũi trĩ.
Người bị bệnh trĩ thường có các dấu hiệu sau:
· Chảy máu và kèm những cơn đau khi đi đại tiện, chúng ta có thể thấy được một ít máu đỏ tươi ngay trên giấy vệ sinh. Đây là dấu hiệu sớm nhất và dễ phát hiện nhất khi bị trĩ.
· Ngứa hậu môn do dịch nhầy còn đọng trong ống hậu môn khi bài tiết. Hiện tượng ngứa này sẽ xảy ra nhiều vào ban đêm lúc bắt đầu ngủ.
· Đau rát vùng hậu môn khi đi đại tiện.
· Sưng đỏ xung quanh vùng hậu môn.
· Xuất hiện một khối thịt nhô lên xung quanh vùng hậu môn, đau rát khi rặn đi đại tiện, đau khi ngồi, nằm và rất ngứa.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tận gốc. chúng tôi chia phương pháp chữa bệnh thành 2 nhóm chính: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Các phương pháp điều trị nội khoa thường sử dụng cho bệnh trị ở gia đoạn đầu: Trĩ độ 1, độ 2 và có thể là độ 3. Càng phát hiện bênh trĩ sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và nhanh chóng.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống
· Hạn chế sử dụng các đồ ăn cay, nóng, đồ uống có cồn như rượu, bia. Tăng cường ăn đồ ăn có nhiều chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, kiết lị…
· Tăng cường vận động, hạn chế ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu để giảm áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng.
· Thay đổi cách đi vệ sinh, hạn chế ngồi quá lâu trên bồn cầu
· Luôn giữu cho tâm trạng thoải mái, hạn chế cáu gắt và căng thẳng.
Sử dụng một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc bôi, thuốc ngâm và thuốc uống YHCT như: Mỡ sinh cơ, bột ngâm trĩ, bổ trung của viện YHCT Quân Đội hoặc một số loại kháng sinh và thuốc giảm đau, thuốc co mạch như: Aspirin, Acetaminophen, Medicone, Epinephrine…
· Mỡ Sinh Cơ: Sản phẩm của Viện YHCT Quân Đội có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, sinh cơ và teo các búi trĩ.
· Bột Ngâm Trĩ: Sản phẩm của viện YHCT Quân Đội có tác dụng ngâm trĩ giúp giảm ngứa, giảm đau, chống viêm, sát khuẩn, làm máu ở các tĩnh mạch lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng xa búi trĩ.
· Bổ Trung: Sản Phẩm của viện YHCT Quân đội có tác dụng chữa sa dạ dày, sa tử cung, chống táo bón và dự phòng tái phát bệnh trĩ.
· Phương pháp điều trị ngoai khoa thường sử dụng khi bệnh trĩ đã nặng, thường bệnh trĩ đã ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Khi việc dùng thuốc không có tác dụng khả quan, bởi vậy cần phẫu thuật tiến hành cắt bỏ các búi trĩ.
· Phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun: Chúng ta dùng vòng thắt cao su quanh búi trĩ, lực thắt sẽ gây ra thiếu máu cụ bộ ở vùng trĩ, làm cho búi trĩ bị teo và rụng đi. Phương pháp này phù hợp cho bệnh trĩ ở độ 3.
· Cắt bỏ trĩ bằng phương pháp truyền thống: Ferguson, White head, dùng thiết bị can thiệp trực tiếp để loại bỏ búi trĩ. Phương pháp này thường gây đau đơn và rất khó chịu.
· Sử dụng phương pháp Logon: Đây là phương pháp kết hợp cắt và khâu nối vùng trĩ. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất, thích hợp cho người bị trĩ độ 2 và độ 3.
“Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của bên mình”
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, vui lòng liên hệ với bên mình qua cổng thông tin dưới đây
Hotline
GỌI 0963002209